Câu chuyện 1: Mua hoa gần giao thừa cho rẻ
Có một năm mình cũng đã từng đi mua hoa rẻ, thấy cảnh người thì đập hoa, người thì xoa mặt buồn bã...Chở chậu hoa về nhà mà trong lòng cảm thấy khó chịu dữ lắm.
Biết chắc năm nay vẫn còn tình trạng này mà, dân mình cứ đợi đến đêm 30 tết ra chợ hoa mua cho rẻ, rẻ gấp đôi, có khi rẻ như cho! Nhưng có biết tâm trạng của những người bán hoa đâu, bán cho lẹ, cho rẻ để mang tiền về ăn tết cùng gia đình.
Thôi thì chấp nhận lỗ, bán lẹ để về chứ để lại làm gì. Có người thì đập, đập cho đã cơn buồn vì tết năm nay buôn hoa bị lỗ, tết năm nay gia đình lại đói, đập cho năm sau khỏi đi mua hoa rẻ, khỏi ra tìm hoa còn sót lại.
"Năm ngoái em buôn hoa bị lỗ, không mang được đồng bạc nào về ăn tết. Năm nay gia đình em 4 người, em với vợ cùng 2 đứa con lên bán hoa để bán lẹ hơn, cả nhà về cùng ăn mồng 1 cho ấm cúng. Ai dè bán chưa được một nữa, giờ cả nhà đập hoa rồi về Bình Định. Ê chề quá!!!" Gia đình của ông từ Bình Định lên buôn hoa nói vậy.
Đêm 30 mà người thì đập hoa, người thì ngồi bần thần, người thì tấp nập chở hoa rẻ ra khỏi chợ. Chở từng chậu hoa rẽ về nhà giúng như là chở từng cái tết sung túc của gia đình người bán hoa đi vậy đó. Một lần chứng kiến thề không bao giờ đêm 30 vác xác đi săn hoa rẻ nữa!
Hy vọng năm sau dân mình đừng như thế nữa, đừng đêm 30 kéo nhau ùn ùn ra chợ hoa, tội người ta.
*Đây là bài chia sẻ từ anh Phan Nguyễn khi nhớ lại Tết năm ngoái, các bạn phải xem ngay Video phía dưới của anh để có thể thấu hiểu nỗi đau của những người kinh doanh hoa Tết:
Câu chuyện 2: Chúng ta còn ác hơn Sở Khanh
Cả nước, dù có nhiều người chưa đọc truyện Kiều, đều biết đến Sở Khanh, đều lên án và căm thù Sở Khanh, đến mức chàng trai nào, dù đạo đức ra sao, nếu bị gọi là Sở Khanh thì hoặc giật mình, hoặc gào thét cải chính.
Tội ác của Sở Khanh là vùi dập những bông hoa. Hoa theo nghĩa bóng ở đây là những cô thiếu nữ xinh đẹp. Trừ Thúy Kiều ra, ta chả biết cô nào đẹp tới độ nào vì nghe đồn hắn xơi luôn cả các cô gái xấu chứ đâu có tha.
Cả thế gian đổ xổ vào mắng mỏ Sở Khanh, thà chết chứ không làm Sở Khanh. Nhưng hình như mọi người đều không hề biết năm nào mình cũng hành động giống Sở Khanh.
Khi Xuân về, dù là đàn ông hay đàn bà, dù là người già hay người trẻ, dù là trí thức hay không bằng cấp, rất nhiều người đã sử xử tệ chả kém Sở Khanh. Chỉ có khác, Sở Khanh vùi dập hoa, còn chúng ta đầy đọa kẻ bán hoa.
Bán Hoa theo nghĩa đen
Rất nhiều lần trong dịp Tết, Tôi nhìn và thề rằng, dù có gian khổ tới đâu, dù có phải làm bất cứ việc gì để sống, cũng đừng làm nghề trồng hoa Tết.
Đa số những người trồng hoa Tết là nông dân. Họ làm nghề đó vì ông cha họ vẫn làm từ bao đời. Có ai học tiến sĩ ở Mỹ, học giáo sư ở Úc trở về quê hương trồng hoa Tết không nào?
Thúy Kiều phải bán mình mấy lần các nhà phê bình văn học còn tranh cãi, chứ hoa Tết chỉ bán trong dịp Tết, nghĩa là trồng cả căm, chỉ sống chết bán cho được trong khoảng một tuần.
Mà trong một năm ấy thì ôi thôi biết bao vấn nạn! Nào thiên nhiên, nào sâu bệnh, nào mưa bão, nào con người. Bao nhiêu hiểm họa chực chờ.
Thúy Kiều có thể bán mình lúc càng trẻ càng tốt
Nhưng hoa chỉ bán được nếu sắp nở hoặc đã nở. Mà muôn ngàn năm nay, hoa phần lớn không nở theo lệnh con người.
Chưa thấy quan chức ban hành một nghị định để hoa phải nở đúng dịp, nếu không hoa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, bị phê bình hoặc cảnh báo toàn công ty.
Nghĩa là Hoa nở theo Trời. Mà Trời thì hình như không thích Tết cho lắm, có lẽ do Trời quanh năm nghỉ nên việc nghỉ tết cũng không quý báu, hoặc lễ vật ngày Tết chúng nó tặng Trời từ thế kỷ này sang thế kỷ kia đa số là khói nhang, chứ không phải tiền bạc, nên Tết Trời khá dửng dưng, và chơi ác bằng cách cứ đến gần Tết là tặng cho trần gian vài cơm mưa trái mùa, mà hễ mưa xuống là các loại hoa Tết nở bung.
Nói chung hoa Tết nở sớm cũng có, nở muộn cũng có, nở lung tung lại càng có. Chỉ có nở đúng dịp tết mới hiếm hoi.
Sau đó, cả nhà bác nông dân chở Hoa lên thành phố bán. Phương tiện chuyên chở phổ biến nhất ở đâu không biết, chứ ở Sài Gòn là ghe tàu.
Rồi từ ghe lại bốc hàng lên các vỉa hè, vỉa hè bán Hoa phải mua, mà mua bằng cách bốc thăm nên nhớ trúng vào vị trí không ngon là tai họa.
Rồi sau đó cả tuần, vợ chồng con cái người bán hoa, ăn tại chỗ, khuya không ngủ, sáng dậy sớm, vật lộn với khách hàng tìm cách bán hoa.
Tại sao phải dùng từ vật lộn?
Vì đa số khách, ăn mặc đẹp hơn người trồng hoa rất nhiều, tài sản lớn hơn gia đình bác nông dân rất nhiều, cứ ráo riết mặc cả từng đồng. Lắm kẻ ráo riết đến mức tranh cãi.
Đã thế nhiều người còn ác hơn nữa, cố ý chờ tới tận gần giao thừa, biết chắc chủ hàng không thề mang hoa về được mới tới ép giá, để mua rẻ tới mức gần như cho.
Và năm nào cũng vậy, do có dịp ở gần một chợ bán hoa Lê Hoàng đều nhìn thấy cảnh những người phụ nữ nông dân ôm nhau khóc và những người đàn ông thì nổi điên, có người đập hết các chậu hoa cho nát, cho bỏ tức, không bán rẻ và cũng không mang về.
Nhìn mới ngậm ngùi làm sao. Đã đành đồng tiền ai cũng xót, cũng muốn tiết kiệm, nhưng xin thề có trời đất chứng giám, hễ mua hoa Tết là tôi không bao giờ mặc cả vì tôi nghĩ dù có bị lừa vài chục ngàn đi nữa, thậm chí có lừa 1, 2 trăm mình cũng có chết đâu, mà để cho những người kia được vui, được có niềm tin truyền cái nghề trồng hoa cho con cháu, thử tưởng tượng các nghề ấy không còn, mùa Xuân sẽ ra sao.
Xin nhắc lại, nghề trồng hoa Tết cực kỳ bạc bẽo, quá nhiều rủi ro và đa số người ta làm vì không có cách sống nào khá hơn. Chỉ trong lịch, chỉ trên ti vi mới có cô chèo hoa đi bán khuôn mặt tươi cười, chứ thật ra cô ấy đang lo thắt ruột thắt gan.
Có gắng đừng có ép giá, cố gắng mua hoa Tết và cố gắng mua sớm cho người ta được về có mùa xuân quê, và nếu có khả năng, cố gắng cho người ta “nói đắt” mình chút chút tiền để họ được vui.
Lê Hoàng đã nhiều lần nhìn thấy trong các bãi hoa, phía sau lùm cây là cái chiếu của cả gia đình, với những đứa bé ngủ vật vờ, những gói cơm chả hề thấy hương vị mùa Xuân. Chưa từng thấy bác nông dân nào mặc comple, lái xe hơi máy lạnh chở cả nhà vừa bán hoa Xuân vừa ca hát.
Sở Khanh thì lừa các cô thiếu nữ bán hoa, nhưng hình như đời hắn chỉ lừa được vài cô và vài lần sau đó bị chém. Chúng ta không lừa, nhưng chúng ta co kéo với người bán Hoa, giật từng đồng, giật hết năm nọ đến năm kia, mua rẻ được một tý thì khoe khắp làng khắp xóm.
Sau đó tự đắc và tự bảo mình khôn. Vậy có đẹp hơn Sở Khanhh nhiều không nhỉ?
*Đó là bài viết chia sẻ từ đạo diễn Lê Hoàng trên Fb cá nhân của mình. Lúc này bạn có suy nghĩ gì?
Câu chuyện thứ 3: Câu nói khiến dân bán hoa Tết “đau lòng”
“Thôi, để gần Giao thừa mua hoa cho rẻ”. Đây là câu mà dân bán hoa Tết… nghe đau nhất!
Đã mấy ngày ngồi “trực” chợ hoa bên đường Trần Hưng Đạo (Tuy Hòa, Phú Yên), chị Ngô Lệ Hằng than thở: “Cũng lai rai có người mua. Thế nhưng hầu hết đi xem chơi, hỏi giá… rồi đi luôn, nói để mua sau. Nắng gió, mỏi mệt quá, hoa “phơi” nhiều ngày lề đường thì cũng giảm đẹp. Mong sao bán xong sớm về lo chuyện nhà”.
Người bán hoa Tết bên đường Trần Hưng Đạo (Tuy Hòa, Phú Yên)
Anh Văn Thành Hòa - một công chức trẻ, đang khấp khởi với hàng hoa có vốn trên 50 triệu đồng, vừa đưa về từ Đà Lạt: “Nhóm bạn tụi em góp nhau “đánh trận” hoa này để tập tành khởi sự kinh doanh. Giá hoa Đà Lạt có nhích hơn hoa trồng tại chỗ nên tụi em nhắm vào đối tượng khách hàng có điều kiện kinh tế, thích mua hoa đẹp, lạ”.
Theo một chủ hàng hoa khác, nhiều người dân ở đây luôn có thói quen “thi gan” với người bán hoa. Họ cho rằng, mua hoa sớm thì đắt, nên cứ “canh” đến giáp Giao thừa thì… hỉ hả vì hoa rẻ như rau! Thế nhưng họa hoằn cũng có năm, đến đêm Giao thừa thì hoa tăng giá gấp nhiều lần…
Ông Đỗ Bá Khoa (ở phường 1, Tuy Hòa) cho biết: “Trước Tết 10 ngày, vợ chồng tôi đã đến nhà vườn ngoại ô để mua một số hoa, giờ mua thêm… chơi cho sướng! Tôi thấy dân địa phương cũng đã dần sớm mua hoa chưng Tết. Nhưng phần đông, vì nhiều lý do, người ta vẫn chờ Tết “dí sát” rồi mới mua! Nhiều đêm Giao thừa, thấy cảnh người bán phải vứt bỏ hoa, mà rớt nước mắt…”.
Câu chuyện thứ 4: Người trồng hoa, bán hoa khóc ròng vì hoa tết ế
Buôn bán ế ẩm, lỗ vốn, hoa, cây cảnh phải đổ bỏ... là cảnh tượng của những người bán hoa trưa nay tại các chợ hoa trên địa bàn TP HCM.
Đúng 12 giờ trưa nay 18-2, ngày 30 Tết, là thời điểm cuối cùng cho họ phải thu dọn trả lại mặt bằng cho thành phố dọn dẹp chuẩn bị đón năm mới. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhìn cảnh những giỏ hoa bị xúc lên xe rác chở đi đổ.
Anh Nguyễn Thanh Sang, ở Sa Đéc, Đồng Tháp một chủ vườn trồng hoa và bán hoa tại Công viên 23/9 hơn 10 năm nay cho biết, năm nay hoa bán không được, giá lại rẻ, phải đổ bỏ hết hơn 500 giỏ hoa vì thế tiền công chăm sóc, phân bón, vận chuyển… coi như đổ xuống sông xuống biển. Gia đình anh 11 người đã phải lên Sài Gòn từ ngày 21 âm lịch tới nay để trực bán, thức đêm thức hôm vậy mà vẫn không bán được.
“Tới 12 giờ trưa nay còn hơn 500 giỏ định chuyển ra ngoài bán tháo kiếm tiền xe về quê trả lại mặt bằng cho thành phố nhưng không chuyển kịp đành phải bỏ đi chứ không biết làm sao” anh Sang nói.
Tương tự ông Phúc, ở Củ Chi, TP HCM, một tiểu thương chuyên bán hoa tết cho hay, “năm nay lỗ nặng, bán đổ bán tháo được đồng nào hay đồng đó”.
Ông Phúc lấy hoa cúc mâm xôi tại nhà vườn ở Đồng Tháp với gia 70 ngàn/cặp, tiền vận chuyển lên Sài Gòn 7 triệu một chuyến nhưng mấy ngày đầu không bán được, hôm nay 30 tết phải bán hạ giá 10 ngàn/giỏ. Vậy mà cũng bán không hết…
Nước mắt của các nhà vườn cũng là những người bán hoa tại chợ hoa Công viên 23/9 trưa nay, 18-2 khi hết thời gian được bán hoa tại chợ này
Hàng trăm giỏ hoa đã mất biết bao công sức chăm bón bị xúc đổ lên xe rác
Tức giận vì không bán được, không để người khác có cơ hội hôi của, chủ bán hoa đã đập nát từng giỏ
Những chậu hoa bị đập nát
Từ sáng sớm nay hoa, cây cảnh đã bắt đầu hạ giá bán xổ để thanh lý hết hàng trước khi về quê ăn tết, tại bến Bình Đông người đi mua đông như hội
Để thu hút người mua nhiều chủ bán hoa đã treo bảng giảm giá còn tặng thêm khi mua
Lấy tại nhà vườn 70 ngàn/cặp, nhưng trưa nay ông Phúc (người chỉ tay), ở Củ Chi bán giá 10 ngàn/giỏ vẫn không thể bán hết hoa
50 ngàn/ chậu mai vẫn không có khách nào ghé mua
Cũng có người đập bỏ tất cả cho một năm làm ăn không may mắn trước khi bước sang năm mới
Bà Năm (ảnh) là chủ nhà số 461 đường Bình Đông, quận 8 là chủ cho thuê chỗ bán hoa nhưng do thấy tiểu thương không bán được bà ra phụ bán giúp, giá 1 chậu vạn thọ 15 ngàn đồng
Mới hôm qua những quả bưởi hồ lô có chữ nổi được bán với giá hơn 400 ngàn/cặp, vậy mà hôm nay giá chỉ 100 ngàn/ba trái bà Nguyễn Thị Tuyến, ở Hậu Giang cho biết
Câu chuyện thứ 5: Chúng ta sẽ làm gì?
Nội Thất Trẻ Việt Nam không cổ súy cho việc phải mua hoa Tết để ủng hộ cho những người bán, mà qua các câu chuyện chúng tôi muốn gửi đến các bạn thông điệp: Tùy từng trường hợp và mức sống mà chúng ta mua sắm sao cho phù hợp, Tết không có nghĩa là cứ phải sắm thật nhiều các vật trang trí lung linh.
Hãy tiết kiệm, tích tiểu thành đại để có những ngôi nhà nếu chúng ta vẫn đi thuê trọ, hãy tích tiểu thành đại để sắm những vật dụng trợ giúp cho công việc của chúng ta. Tết có mấy ngày mà chúng ta tiêu sài hoang phí, trong khi đó còn bao nhiêu dự định tương lai bỏ ngỏ, liệu chúng ta có đáng.
Vì vậy Nội Thất Trẻ đã tổng hợp cho các bạn 43 mẫu nhà với giá xây chỉ từ 100 triệu để các bạn có thể đặt ra mục tiêu phấn đấu cho năm mới. Chúc các bạn có một năm mới ý nghĩa bên gia đình và người thân!
*Nếu thấy hữu ích làm thay đổi tư duy của những người mua sắm ngày 30, hãy Share để sống tử tế hơn. Cảm ơn các bạn!
NoithattreVietnam.com