Vậy bạn có biết gì về trần thạch cao và vì sao người ta lại ưu tiên thiết kế nội thất phòng khách bằng trần thạch cao không? Hãy cũng Nội Thất Trẻ tìm hiểu về trần thạch cao và các mẫu trần thạch cao đẹp dành riêng cho phòng khách các ban nhé!
1. Lịch sử ra đời của thạch cao
2. Đặc tính của thạch cao
3. Ứng dụng thạch cao trong đời sống
4. Phân loại trần thạch cao
5. Mẫu trần thạch cao đẹp dành cho phòng khách
**************************
1. Lịch sử ra đời: Thạch cao có từ thời cổ đại
Thạch cao tên tiếng Anh là Gymsum – từ gốc xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “đốt” hay “nấu”. Loại thạch cao sớm nhất được biết đến là vôi. Khoảng năm 7500 trước Công nguyên, người dân 'Ain Ghazal ở Jordan đã sử dụng vôi trộn với đá vôi nghiền nát để làm thạch cao được sử dụng trên quy mô lớn để phủ tường, sàn nhà và lò sưởi trong nhà của họ. Thông thường, các bức tường và sàn nhà được trang trí với các mẫu thiết kế vẽ bằng ngón tay. Ở Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại, những tấm thạch cao được sử dụng để tạo ra bề mặt nhẵn trên những bức tường đá thô hoặc bùn, trong khi những ngôi mộ đầu tiên của Ai Cập, các bức tường được phủ bằng vôi và thạch cao, sau khi hoàn thiện thường được sơn hoặc trang trí .
Vôi, vữa được sử dụng xuyên suốt Đế chế La Mã. Người La Mã sử dụng hỗn hợp vôi và cát để xây dựng, tuy nhiên, tính ứng dụng không tốt bằng thạch cao. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, người ta bổ sung các lớp đá cẩm thạch để trát vữa giúp các chi tiết trang trí đẹp, cứng và mịn hơn. Vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, người La Mã đã khám phá ra các nguyên tắc của bộ thủy lực vôi, bằng cách bổ sung các dạng phản ứng cao của silica và alumina, chẳng hạn như đất núi lửa.
Còn nguồn gốc thạch cao tồn tại trong lớp bùn trầm tích sau khi nước biển bay hơi. Lịch sử sử dụng thạch cao được bắt đầu cách đây 5.000 năm, từ thời Ai Cập cổ đại, nơi mà các đặc tính của thạch cao đã được khám phá. Chúng ta biết rằng cách đây 5.000 năm, người Ai Cập đã biết đốt hở thạch cao trên lửa, sau đó nghiền thành bột và trộn bột này với nước để làm vật liệu trám trét giữa các khối đá trong lăng mộ; chứng tích còn lưu dấu ở kim tự tháp vĩ đại Cheops. Người Hy Lạp cũng sử dụng thạch cao trong các đền đài của họ. Tác giả Theophraster (372-287 trước CN) đã mô tả khá đầy đủ cách sản xuất bột thạch cao thời điểm đó ở Syria và Phoenicia.
Người La Mã đã đúc hàng ngàn bản sao các bức tượng Hy Lạp bằng thạch cao. Năm 1775, người Pháp – Lavoisier đã tìm ra công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O. Việc phát hiện ra thành phần thạch cao gồm muối canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước đã mở đường cho sự phát triển công nghiệp thạch cao. Vào năm 1888, hãng Sackett Hoa Kỳ phát minh ra máy sản xuất tấm thạch cao. Năm 1901, nhà máy sản xuất tấm thạch cao đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Hoa Kỳ.
*************************
2. Đặc điểm của thạch cao:
- Bề mặt nhẵn, phẳng, đẹp, dễ trang trí và có độ cứng tốt.
- Dễ dàng ghép nối với nhau tấm, tường và trần nhà sẽ được mịn màng. Hơn nữa bề mặt thạch cao mịn màng hơn tất cả các loại bức tường bê tông.
- Sau khi hoàn thiện trang trí, có thể sử dụng tay phun sơn hoặc ốp gạch trang trí.
- Các đặc tính hữu cơ của thạch cao là các vết nứt mềm, nó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng thạch cao cho xây dựng.
- Thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc có thể dễ dàng kết hợp vào tường bê tông với một hợp chất dính (Dri-wall Adhesive), và dễ dàng sửa chữa mà không phải thay thế toàn bộ tấm, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Thạch cao cũng có thể dễ dàng áp dụng cho trần nhà và các bức tường được uốn cong.
- Thạch cao tấm chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thụ nhiệt và giảm tỷ lệ vật liệu dẫn nhiệt như bê tông, gạch, thủy tinh. Thạch cao có thể chịu được lửa trong hơn 3 giờ.
- Thạch cao có khả năng cách âm khá tốt, có thể làm giảm âm thanh từ giữa 35-60dB. Đây là lý do tại sao các nhà hát, thường xuyên lựa chọn hệ thống cách âm bằng thạch cao.
- Thạch cao an toàn đối với sức khỏe con người. Trong thạch cao không có thành phần độc hại như Ami-ăng-ten và chất gây ung thư. Trong trường hợp hỏa hoạn, thạch cao sẽ không tạo ra khí độc. Do đó thạch cao đảm bảo môi trường và an toàn lành mạnh.
- Trọng lượng thạch cao nhẹ, ở mức 6,5-9,5kg / m2, vận chuyển, lưu trữ hoặc lưu trữ rất dễ dàng mà không cần thay đổi cấu trúc.
************************
3. Ứng dụng thạch cao: Ứng dụng đa dạng trong đời sống
Đá thạch cao (khoáng thạch cao) là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm (CaSO4.2H2O). Thạch cao tự nhiên này được khai thác từ mỏ dưới dạng các tảng đá tựa như đá vôi. Nguồn khoáng thạch cao có khắp nơi trên thế giới, ở Đông Dương, Lào là nước có trữ lượng lớn nhất. Để làm bột thạch cao, người ta cho khoáng thạch cao vào lò nung nhiệt độ cao, khoảng 150 độ C để làm mất nước; sau đó đem nghiền thành bột thạch cao. Dùng bột thạch cao trộn với nước ta có vữa thạch cao. Vữa thạch cao đông rắn trong khoảng từ 3-5 phút. Thời gian đông kết cũng như độ cứng của vữa phụ thuộc tỉ lệ nước còn lại trong bột thạch cao trong quá trình nung khoáng thạch cao.
Người ta dùng vữa thạch cao trong y tế; trong mỹ nghệ (khuôn đúc, phôi xi mạ…); trong việc tạo hình, đổ khuôn, đúc tượng của ngành điêu khắc (đúc nhựa, đồng, làm gạch men, sứ, gốm…); ứng dụng trong xây dựng như vách ngăn, tường, trần, phun tạo bề mặt tường; làm những chi tiết công trình kiến trúc (trần, phào, chỉ, hoa văn…). Và ngay cả điều chế thiết bị lọc nước, chất lỏng trong gia dụng và công nghiệp. Tất cả những ứng dụng đó đã minh chứng cho thấy thạch cao không độc hại, thân thiện với môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe con người.
Ngày nay, thạch cao là nguyên liệu tự nhiên phổ biến trong các kiến trúc hiện đại có mặt khắp nơi trên thế giới. Tấm thạch cao là vật liệu phổ biến làm tường, vách ngăn và trần thạch cao trong xây dựng và trang trí nội thất. Trong lõi tấm thạch cao là 100% thạch cao tự nhiên, thêm và gia cố một số phụ gia, nguyên liệu như tinh bột, sợi thủy tinh, K2SO4 để có thể cho ra những tấm thạch cao chuyên dụng như tấm thạch cao tiêu chuẩn, tấm thạch cao chịu lửa, tấm thạch cao chống ẩm, tấm thạch cao cách nhiệt, tấm thạch cao tiêu âm và trang trí.
**********************
4. Phân loại trần thạch cao: Trần thạch cao nổi & Trần thạch cao chìm
Trần vách thạch cao có cấu tạo gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh treo, thanh viền tường với các tấm trang trí và phụ kiện. Trần thạch cao được chia làm 2 loại:
- Trần thạch cao nổi (trần thả): Với hệ thống khung lộ, các đường ghép tấm thạch cao ẩn sau phần khung nên việc kết dính các tấm thạch cao dễ hơn trong công tác thi công đối với trần chìm. Một số nhà thiết kế còn tận dụng xà, dầm ngang để làm khung ghép tấm thạch cao. Trần nổi thạch cao được đánh giá cao trong các loại trần nhà phổ biến nên thường được dùng trong thiết kế thi công nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke… với nhiều ưu thế về thời gian khi lắp đặt nhanh, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện hay xử lý các mối nối.
- Ưu điểm của trần thạch cao nổi:
- Tác dụng che đi các khuyết điểm của trần nhà (đường dây điện, ống nước, dây mạng…)
- Dễ dàng tháo rời khi muốn thay thế (khi hỏng, cần sửa chữa)
- Dễ dàng thi công
- Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
- Không mang tính thẩm mỹ cao, khó trang trí.
Vì ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi mà người ta thường dùng loại trần này ở các hành lang, hội trường… để tiện cho việc thay thế, sửa chữa.
- Trần thạch cao chìm: Trong các loại trần nhà phổ biến, trần thạch cao chìm có công dụng che đi phần dầm, xà của trần để đảm bảo các yêu cầu về gu thẩm mỹ, sở thích, cách sáng tạo trong thiết kế, thi công của kiến trúc. Trần thạch cao chìm cần đến một hệ thống khung trần riêng biệt, tạo thuận lợi cho việc kết hợp với đèn trang trí, các họa tiết hoa văn…. Khi thi công trần, chi tiết nối phải được đo và cố định một cách chuẩn xác để trần không có bất kỳ vết hở nào. Trong các loại trần nhà đẹp phổ biến được sử dụng, mẫu trần chìm được đánh giá cao về thẩm mỹ bởi sự đa dạng, phong phú và nhiều mẫu mã như trần chìm 1 màu, trần chìm kẻ sọc dọc, trần vòm cổ điển.
- Ưu điểm của trần thạch cao chìm:
- Tính thẩm mỹ cao: dễ dàng trang trí, tạo hoa văn
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
- Nhược điểm của trần thạch cao chìm là:
- Khó thay thế, sửa chữa khi hỏng
- Chi phí cao hơn do khó thi công lắp đặt
******************************
5. Mẫu trần thạch cao đẹp dành cho phòng khách
Mẫu 1: Thiết kế trần thạch cao đẹp dành riêng cho phòng khách
Mẫu 2:
Mẫu 3:
Mẫu 4:
Mẫu 5:
Mẫu 6:
Mẫu 7:
Mẫu 8:
Mẫu 9:
Mẫu 10:
Mẫu 11:
Mẫu 12:
Mẫu 13:
Mẫu 14:
Mẫu 15:
Mẫu 16:
Mẫu 17:
Mẫu 18:
Mẫu 19:
Mẫu 20:
Mẫu 21:
Mẫu 22:
Mẫu 23:
Mẫu 24:
Mẫu 25:
Mẫu 26:
Mẫu 27:
Mẫu 28:
Mẫu 29:
Mẫu 30:
Mẫu 31:
Mẫu 32:
Mẫu 33:
Mẫu 34:
Mẫu 35:
Mẫu 36:
Mẫu 37:
Mẫu 38:
Mẫu 39:
Mẫu 40:
Mẫu 41:
Mẫu 42:
Mẫu 43
Mẫu 44:
Mẫu 45
Mẫu 46:
Nội Thất Trẻ hi vọng các bạn đã có nhiều kiến thức hơn về thiết kế nội thất nói chung, về trần nhà thạch cao dành cho phòng khách nói riêng để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cũng như có được những thiết kế đẹp nhất dành cho ngôi nhà thân yêu của mình!
>>> Xem thêm: Những kiến thức cần nắm được về thi công trần thạch cao trang trí
noithattrevietnam.com