Nhà ống là một loại hình nhà có không gian hẹp về bề ngang nhưng lại có lợi thế về chiều sâu của ngôi nhà. Tuy nhiên việc thiết kế các không gian của ngôi nhà lại là một bài toán khó với các gia chủ cũng như các nhà thiết kế.
Phòng bếp của nhà ống cũng vậy, ngôi nhà có khoảng chiều ngang khá hẹp nên khi thiết kế phòng bếp phải đảm bảo làm sao cho phòng bếp có đủ không gian sinh hoạt của gia đình cũng như bếp nấu.
Sau đây là một số thông tin hướng dẫn thiết kế nội thất phòng bếp cho không gian nhà ống mọi người có thể tham khảo.
1. Bố cục không gian nội thất phòng bếp nhà ống
- Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống các gia đình nên lựa chọn phong cách đơn giản, hiện đại và tinh tế vừa có thể tiết kiện không gian diện tích lại vừa mang lại sự rộng rãi và thoãng đãng cho căn phòng.
- Nếu không gian nhà ống hẹp nên sử dụng phương án nhà bếp liên thông với phòng ăn, phòng khách, cách bố trí không gian như vậy sẽ khiến cho phòng bếp luôn tràn ngập ánh sáng và giảm bớt sự ngột ngạt trong quá trình nấu nướng.
- Các mẫu nội thất nhà ống hiện nay thường được các nhà thiết kế gợi ý sử dụng những đồ nội thất có tính đơn giản và đa năng lại vừa hiện đại. Ví dụ như các mẫu tủ bếp chữ U hay chữ L được gắn ở tường sẽ khiến cho không gian bếp trở nên gọn hơn.
- Hiện nay có rất nhiều mẫu tủ bếp thông minh được thiết kế nhỏ gọn nhưng có thể chứa được rất nhiều đồ với khả năng bố trí bếp gọn gàng là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình.
2. Màu sắc và ánh sáng nội thất phòng bếp nhà ống
- Hạn chế dễ nhận thấy nhất của các không gian phòng bếp nhà ống đó chính là ánh sáng và gây khó khăn trong việc lưu thông khí trong không gian nhà bếp khi nấu.
- Tạo không gian giếng trời chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp cho ngôi nhà trở nên sáng hơn và phòng bếp cũng trở nên thông thoáng hơn và hạn chế được các mùi của thức ăn sẽ lan sang các phòng khác.
- Khi thiết kế hệ thống đèn sáng cho phòng bếp nên sử dụng hệ thống đèn vàng làm cho phòng bếp trở nên ấm cúng hơn đồng thời phải phân chia vị trí cụ thể để đảm bảo sự phân tán ánh sáng hiệu quả nhất cho căn phòng.
3. Lựa chọn vật liệu nội thất phòng bếp nhà ống
- Nhà ống có không gian nhỏ vì vậy nên lựa chọn kết hợp các loại vật liệu hiện đại như Acrylic, nhôm, kính, gỗ tự nhiên vừa đảm bảo được độ bền, đẹp theo thời gian lại vừa có khả năng mở rộng không gian về mặt thị giác cho người nhìn và dễ dàng vệ sinh lau chùi hàng ngày.
- Nếu bạn lựa chọn các mẫu tủ gỗ tự nhiên thì bạn có thể đặt thiết kế tại các xưởng sản xuất và thiết kế uy tín tại đó bạn sẽ được tư vấn lựa chọn các mẫu tủ phù hợp với không gian phòng bếp của mình.
Phòng bếp nhà ống là một không gian thường được bố trí liên thông với phòng khách vì vậy việc thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm nhấn không gian tổng thể cho ngôi nhà.
Nội thất phòng bếp hiện nay có rất nhiều mẫu mã, chủng loại cho người tiêu dùng lựa chọn vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với kiến trúc ngôi nhà của bạn.
>> Xem ngay 3 lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống mà bạn nhất định phải biết
Noithattrevietnam.com