Hotline: 0906 133 999

Kiến thức nhà đẹp

Kỹ thuật xây dựng nhà cấp 4 căn bản NGHIÊN CỨU NGAY để tự xây nhà rẻ, đẹp, vững chắc

05/01/2022

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản để xây dựng nhà cấp 4 kiên cố, vững chãi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để lên phương án xây dựng tốt nhất cho căn nhà của mình nhé. 

********************

1. Các loại móng nhà cấp 4

Trước tiên cùng tìm hiểu móng nhà cấp 4 là gì, móng nhà cấp 4 chính là phần kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng công trình xây dựng, đảm bảo cho công trình được chắc chắn dưới sức ép trọng lực của toàn bộ công trình vào nền đất. 
Móng đảm bảo phải không lún, nứt, đổ vỡ công trình, là một trong các yếu tố quan trọng nhất của công trình xây dựng, quyết định đến sự bền vững, kiên cố đồng thời là nền tảng nâng đỡ của cả công trình. 
Móng được phân thành nhiều loại với hình dạng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào độ cao, mức tải trọng công trình và tính chất khu đất. Các loại móng điển hình là: Móng tự nhiên, móng đơn, móng cọc, móng băng, móng bè. 
Móng tự nhiên: Là loại móng không cần đào bới hay gia cố, nó được hình thành sẵn trong tự nhiên và bản thân đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường là đất cứng, rất rắn chắc hoặc đông trình đơn sơ có tải trọng thấp. 
 
Móng đơn: Đỡ 1 cột hoặc cụm cột sát nhau có tác dụng chịu lực. 
 
​Các loại móng nhà cấp 4 – Móng đơn
Các loại móng nhà cấp 4 – Móng đơn 

 
Móng cọc: Gồm có cọc, đài cọc, được dùng truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt nằm ở dưới sâu bằng cách hạ, đóng những cây cọc lớn xuống tầng đất sâu.
 
​Móng cọc
Móng cọc

 
Móng băng: Là dạng dải dài, độc lập hoặc giao nhau, thường được thi công bằng cách đào quanh khuân viên xây dựng công trình hoặc đào song song trong khuân viên đó. Là loại móng nông, xây trực tiếp trteen hố đào rồi lấp lại.
 
​Móng băng
Móng băng

 
Móng bè: Trải rộng toàn bộ phía dưới công trình nhằm giảm áp lực công trình vào nền đất. Được sử dụng chủ yếu với những khu đất yếu, hoặc do cấu tạo công trình.
 
​Móng bè
Móng bè

 
>>> Xem thêm cách thiết kế nội thất để có không gian sống hoàn hảo - Một bước quan trọng sau khi hoàn thiện phần thôi ngôi nhà. 
 
*********************

2. Kỹ thuật làm móng nhà cấp 4

Giằng móng nhà cấp 4

Đất nền thường có trạng thái không đồng nhất thậm chí trong 1 vùng diện tích nhỏ, hoặc những sự cố môi trường không tốt có thể tạo ra vùng đất yếu cục bộ dưới 1 vị trí bất kỳ của kết cấu, dẫn đến lún không đều, ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình, do vậy người ta thường nối móng lại với nhau để giảm thiểu việc lún lệch. 
Giằng móng là kết cấu liên kết các móng và trên móng nhằm tăng cường độ cứng cho toàn bộ hệ móng. Nếu khoảng cách giữa móng biên với móng giữa > 4,5m thì thường được giằng móng. Đôi khi giằng móng được sử dụng với móng băng dưới tường trong trường hợp mép công trình quá gần công trình khác. 
 
​Kỹ thuật làm móng nhà cấp 4 – Giằng móng nhà cấp 4
Kỹ thuật làm móng nhà cấp 4 – Giằng móng nhà cấp 4

Sơ đồ móng nhà cấp 4

Sơ đồ móng nhà cấp 4 – mặt bằng
Sơ đồ móng nhà cấp 4 – mặt bằng
 
​ Mặt cắt
Mặt cắt
 
​Chi tiết móng nhà cấp 4
Chi tiết móng nhà cấp 4
 

Bản vẽ kết cấu móng nhà cấp 4

​Bản vẽ kết cấu móng nhà cấp 4
Bản vẽ kết cấu móng nhà cấp 4

>>Xem ngay: Top đầu danh sách công ty thiết kế nội thất uy tín nhất tại Hà Nội giá hấp dẫn nhất thị trường
 

Móng gạch nhà cấp 4

Xây móng nhà bằng gạch

Móng gạch được áp dụng phổ biến trong xây dựng nhà dân bởi phù hợp với điều kiện thi công, giá thành rẻ. Móng gạch được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà dân ở những vùng đồi núi, vùng cao bởi phù hợp với điều kiện địa chất nền đất tốt. 

Cấu tạo móng gạch
 
  • Gối móng: Bộ phận chịu lực chính, tiếp xúc giữa móng và đất, lớp dưới đáy móng là đất tự nhiên. 
  • Lớp đệm: Làm phẳng giúp phân bố đều áp suốt dưới đáy móng
 
​Móng gạch nhà cấp 4 – Xây móng nhà bằng gạch
Móng gạch nhà cấp 4 – Xây móng nhà bằng gạch
 

Khi xây móng gạch cần chú ý:

  • Chiều rộng đỉnh móng phải lớn hơn kết cấu bên trên 1 cấp, ví dụ tường 220mm thì đỉnh móng khoảng 335mm,

  • Đáy móng phải rộng trên 500mm cho phù hợp kích thước gạch tiêu chuẩn, mạch vữa đứng 1cm, mạch vữa ngang 1,5cm góc truyền lực a. 
  • Chiều cao từng bậc lấy theo chiều dày từ 2 đến 3 hàng gạch 
 
 
  • Chiều rộng mỗi bậc dựa theo góc a: Có thể giật theo phương pháp 70-140-70-240 góc truyền lực 26,5 độ hoặc 140-140-140-140 góc truyền lực 33,5 độ. 
 
 

Đà kiềng nhà cấp 4

Đà kiểng hay còn gọi là giằng cột, có tác dụng định vị chân cột, giữ khoảng cách giữa các chân cột không bị thay đổi trong quá trình thi công. Đà kiểng tham gia vào toàn bộ kết cấu như khung, cột, dầm và chịu ứng suất sinh ra do lún lệch ở bất kỳ vị trí móng nào. Chịu tải trọng của tường, tránh rạn nứt tầng trệt khi sử dụng. 
 
​Đà kiểng nhà cấp 4
Đà kiểng nhà cấp 4

Thi công:
  • Gia công lắp dựng cốt thép
  • Gia công cốt dọc, cốt đai theo kích thước thiết kế
  • Buộc thép thành khung, lắp vào vị trí
  • Buộc viên kê độ dày 30mm vào cốt thép giúp đảm bảo chiều dày bê tông bảo vệ cốt thép. 
  • Lắp dựng ván khuôn gỗ
  • Ván khuôn được dóng thành hộp, đặt vào đúng vị trí thiết kế
  • Sử dụng gỗ 3x5 cố định ván khuôn
  • Đổ bê tông
  • Vệ sinh ván khuôn và cốt thép
  • Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép
  • Trộn, đổ bê tông
  • Sử dụng đầm dùi đầm kỹ
  • Tháo ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật sau khi đổ bê tông khoảng 1 ngày
>>> Xem ngay phong cách thiết kế nội thất châu âu để có ý tưởng hoàn thiện nội thất căn nhà cấp 4 chẳng khác gì biệt thự vườn 

***************************************

3. Các loại mái nhà cấp 4 và kỹ thuật thi công mái nhà trong thi công xây dựng nhà cấp 4 nói riêng và kỹ thuật xây nhà nói chung

Phân loại theo hình thức mái ta có nhà mái dốc, mái bằng, mái lệch
Phân theo kết cấu mái nhà ta có: Nhà mái bê tông cốt thép, mái khung ( sử dụng vật liệu lợp: Gỗ, tre, thép), mái giàn thép
Phân theo vật liệu ta có: Mái ngói, mái bê tông cốt thép, mái tôn, mái kính, mái nhựa, tấm lợp sinh thái.
Tại Việt Nam 2 loại mái được sử dụng phổ biến nhất cho nhà cấp 4 đó là mái bằng và mái lợp tôn. Tùy thuộc vào kinh phí bạn có thể lựa chọn loại mái phù hợp, ví dụ mái bằng thì yêu cầu kết cấu mỏng, tường phải khỏe để tải được độ nặng của mái, loại này tốn chi phí hơn, về lâu dài có thể lên thêm tầng. Loại mái tôn thì nhẹ, tiết kiệm kinh phí, không yêu cầu tường, móng phải chịu được lực nặng do vậy phù hợp cho dự án xây nhà tiết kiệm chi phí.
Ta cùng tìm hiểu chi tiết các loại mái:
  1. Kỹ thuật thi công mái dốc nhà cấp 4

Là kiểu mái được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà cấp 4 ở Việt Nam, đây được xem là kiểu mái “kinh điển” trong xây dựng nhà cấp 4.
Mái là phần trên cùng ngôi nhà, được liên kết với các bộ phận khác, kết cấu mái gồm có 2 phần bảo vệ và chịu lực.
  • Kết cấu chịu lực: Giúp nâng đỡ tải trọng của bản thân mái(bao gồm khung và tấm lợp) và chịu tác động của tự nhiên.
  • Kết cấu bảo vệ: Khả năng chống dột, chống thấm, che nắng che mưa, cách nhiệt mùa nóng, giữ nhiệt mùa lạnh.

Lưu ý khi thi công mái dốc:
  • Với mái ngói từ 30-40 độ, ngói lợp chồng lên nhau tối thiểu 10cm, chiều dài mái không quá 10m.
  • Mái ngói độ dốc trên 45 độ từng lớp ngói chồng lên nhau tối thiểu 8cm, sử dụng đinh vít cố định chắc chắn.
  • Nên có máng thoát nước
  1. Kỹ thuật thi công mái ngói

Có 6 loại ngói được sử dụng phổ biến trong thi công mái nhà đó là:
  • Ngói sóng nhỏ
  • Ngói rìa: Dùng phủ cạnh đầu hồi mái hông
  • Ngói nóc dùng ở vị trí giao giữa 2 hai mái, hông mái, đỉnh mái.
  • Ngói đuôi: Dùng phủ điểm cuối hông mái.
  • Chạc tư: Dùng úp đỉnh mái (loại mái 4 cạnh)
  • Chạc ba: Dùng phủ vị trí giao dữa đỉnh nóc với nóc hông
Cách lợp mái ngói như sau:
  • Độ dốc: Tùy theo kết cấu kiến trúc độ dốc tối thiểu của mái thường >40%, với mái độ dốc nhỏ hơn 40% cần có lớp chống thấm, độ dốc hơn 60% cần sử dụng đinh cố định.
  • Kết cấu gồm vì kèo, cầu phong, litơ, xà gồ
  • Vì kèo: Sử dụng thép, gỗ hoặc bê tông cốt thép
  • Kèo góc: Kèo góc có cấu tạo như vì kèo. Khi công trình phức tạp, và mái dốc nhiều phía cần bố trí vì kèo góc, tường thu hồi hay thanh kèo hợp lý.
  • Xà gồ: Tiết diện hình chữ nhật, được đặt phía trên và nghiêng theo mặt thanh kèo hoặc tường thu hồi.
  1. Kỹ thuật đổ mái bê tông trong thi công mái bằng

Đổ bê tông mái bằng cần tăng lượng cát, giảm đá dăm để mái đầm hơn, khi đổ bê tông mái sẽ có độ chặt cao sau khi đầm ( độ sụt bê tông khoảng 4 hoặc 5cm).
Bạn có thể trộn với tỉ lệ như sau: Xi măng 350kg, cát vàng 0,5m3, đá dăm 1x2:0,8m3, nước 200 lít. Đổ -> gạt -> đầm sẽ dễ hơn.
Sau khi đổ, đầm, gạt mặt bạn chờ bê tông khô se, tiến hành đầm lại. Kiểm tra mái, khi ấn ngón tay lên mặt thấy tạo thành vết lõm ướt thì đầm được. Nếu lõm khô, khó tạo vết lõm tức là bê tông đã se, không đầm được nữa.
Đối với trời nắng có thể đầm lại khoảng 2 giờ , trời râm mát khoảng 4 giờ thì đầm lại được. Nếu thấy nước nổi lên bề mặt, hãy rắc lớp xi măng đều, mỏng (chú ý lớp này cần thưa, mỏng nếu lạm dụng sẽ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng) lên và sử dụng bàn xoa gỗ xoa phẳng, giúp tạo lớp mặt khó thấm nước.
Việc đầm mái lần hai giúp tăng cường độ chặt mái, chống thấm tốt hơn.


Bạn đã nghiên cứu kỹ thuật xây nhà cấp 4 bước tiếp theo hãy

>>>  xem ngay  43 mẫu nhà đẹp với giá xây chỉ từ 100 triệu cho vợ chồng trẻ
 

Noithattrevietnam.com
 

Các tin bài khác

Đối tác 02
Đối tác 03
Đối tác 04
Đối tác 05
Đối tác 06
Đối tác 07
Đối tác 08
Đối tác 09
Đối tác 01