Hotline: 0906 133 999

Kiến thức nhà đẹp

Gỗ HDF là gì? Tìm hiểu gỗ công nghiệp HDF và so sánh với MDF, MFC

05/01/2022

Gỗ hdf là gì? Các vật liệu bề mặt phủ trên gỗ công nghiệp hdf như hdf phủ melamine,veneer, laminte, so sánh gỗ hdf và mdf, mfc

Bài viết này Nội Thất Trẻ tổng hợp toàn bộ những thông tin cần thiết về gỗ HDF là gì? các loại vật liệu bề mặt phủ lên cốt gỗ HDF, ứng dụng gỗ công nghiệp HDF trong lĩnh vực nội thất như thế nào, và so sánh 3 loại vật liệu gỗ HDF với MDF, MFC. Tất cả đều là kiến thức quan trọng bạn cần nắm được khi lựa chọn vật liệu làm nội thất.  

Gỗ HDF là gì?

Cốt gỗ HDF còn được gọi là ván ép HDF được tạo thành từ 80 đến 85% chất liệu gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất kết dính và chất phụ gia tăng độ cứng cho gỗ. Cốt gỗ có bề mặt nhẵn, mịn.
Nguồn nguyên liệu làm nên cốt gỗ HDF tương tự như MDF, MFC đó là bột gỗ tự nhiên tuy nhiên loại này được nén ở nhiệt độ và áp suất cao hơn do vậy gỗ cứng hơn và bền hơn.

gỗ hdf là gì
Gỗ hdf là gì
 
Cốt gỗ HDF có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer,…. Để tạo nên thành phẩm.

Phân loại gỗ công nghiệp HDF

Phân theo cốt gỗ HDF có 2 loại đó là HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm.

Gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm

Loại HDF siêu chống ẩm có cấu tạo tương tự HDF thông thường, nhưng loại này kháng nước lâu hơn, tránh ẩm mốc. Thường được ứng dụng làm cửa gỗ thông phòng.

Phân loại gỗ công nghiệp hdf
Phân loại gỗ công nghiệp hdf
 

Gỗ công nghiệp Black HDF siêu chống ẩm

Loại này có màu đen, cấu tạo giống loại HDF siêu chống ẩm nhưng được sử dụng lực nén lớn hơn trong quá trình sản xuất nên độ chắc chắn cao hơn khi làm đồ nội thất, cả hai loại này đều có khả năng chịu nước tốt.

Ưu và nhược điểm gỗ công nghiệp HDF

Ưu điểm của gỗ HDF

  • Gỗ HDF có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt do vậy thường được sử dụng làm nội thất phòng ngủ, phòng học, khách sạn, nhà ở…
  • Gỗ HDF hạn chế khả năng cong vênh và được tẩm chất chống mối mọt, ẩm mốc, khả năng chống ẩm tốt hơn MFC và MDF.
  • Có độ cứng cao, khả năng chịu áp lực lớn
  • Bám ốc vít tốt giúp gia công đồ nội thất đẹp và bền hơn
  • Bề mặt nhẵn có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Laminate, Melamine, Veneer,….
  • Thân thiện với môi trường và sức khỏe

Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF

  • Giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
  • Bằng mắt thường khó phân biệt với MDF tiêu chuẩn
  • Phù hợp với đồ nội thất dạng phẳng
nội thất gỗ hdf

Ứng dụng của gỗ HDF

Vật liệu HDF ra đời là bước đột phá trong lĩnh vực nội thất,  được sử dụng làm nội thất ngoài trời và trong nhà, cửa ra vào, sàn gỗ chịu nước,…các sản phẩm nội thất như tủ quần áo gỗ HDF, tủ bếp gỗ HDF,……. được nhiều gia đình ưa chuộng về thẩm mỹ và độ bền. Nội thất gỗ hdf chịu lực tốt, cách nhiêt tốt, và cũng có khả năng chịu ẩm tuy nhiên giá thành đắt.

Cùng tìm hiểu một số sản phẩm sử dụng gỗ HDF

Cửa gỗ HDF

Trước đây người ta thường tin tưởng sử dụng gỗ tự nhiên với tâm lí ăn chắc mặc bền, tuy nhiên gỗ tự nhiên khi làm cửa khó tránh khỏi một số nhược điểm như sự cong vênh, ngoài ra sự khan hiếm của gỗ rừng và sự lớn mạnh của gỗ công nghiệp dẫn đến xu hướng sử dụng cửa gỗ công nghiệp gia tăng.

Cửa gỗ hdf
Cửa gỗ hdf
 
Cửa gỗ HDF có ưu điểm đó là trọng lượng trung bình giúp hạn chế xệ cánh cũng như giúp giảm tỉ trọng công trình; Có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, không co ngót cong vênh như gỗ tự nhiên. Dễ lắp đặt nên giúp sản phẩm đẹp.

Tuy có khả năng chống ẩm nhưng kiến trúc sư vẫn khuyên bạn không nên lắp loại cửa này ngoài trời.

Cửa gỗ HDF veneer

Cửa gỗ HDF veneer hay còn gọi  là cửa công nghiệp HDF veneer được thiết kế với kiểu dáng sang trọng với vân gỗ tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo tính kinh tế. Cửa có thể được  phủ với nhiều loại veneer khác nhau: xoan đào, tần bì, sồi, óc chó....
 
cửa gỗ hdf veneer

Cửa gỗ HDF veneer có những ưu điểm như cửa gỗ HDF đã nêu trên.

Cấu tạo cửa gỗ HDF veneer gồm cánh cửa, khung bao cửa: Cánh cửa có cấu tạo lõi trong là khung xương gỗ được xử lý hóa chất chống co ngót, mối mọt, khoảng chống giữa khung xương có thể sử dụng gỗ cứng hay giấy honeycomb để gia cố tạo sự vững chắc, bề mặt cửa sử dụng tấm HDF ép ở áp lực cao rồi phủ vân gỗ tự nhiên. Cuối cùng sơn PU đảm bảo thẩm mỹ và tăng độ bền. Khung bao cửa được làm bằng gỗ cứng và xử lý chống co ngót mối mọt.

Sàn gỗ công nghiệp HDF

Sàn gỗ công nghiệp hdf
Sàn gỗ công nghiệp hdf
Nếu bạn yêu thích loại sàn gỗ tự nhiên nhưng còn lo ngại về sự co ngót, cong vênh thì sàn HDF sẽ giải quyết vấn đề đó. Được cấu tạo gồm cốt gỗ HDF và bề mặt là gỗ tự nhiên, sàn gỗ HDF hôi tụ tất cả các ưu điểm chống thấm, chịu lực tốt, bền, đẹp nhờ vân gỗ tự nhiên.
 

Tủ bếp, tủ áo gỗ HDF

Tủ bếp, tủ áo gỗ HDF có khả năng chịu nhiệt, chống ẩm, đẹp và độ bền cao, tuy nhiên nội thất gỗ HDF giá thành lại khá đắt, trong điều kiện sử dụng thông thường thì nên cân nhắc để tránh lãng phí.
 
 tủ bếp gỗ hdf
tủ áo gỗ hdf
 
>>> Xem ngay: Bảng báo giá thi công nội thất gỗ hôm nay của Nội Thất Trẻ
 

So sánh gỗ HDF và MDF, MFC

Gỗ MDF và MFC có tần xuất sử dụng cao trong thiết kế thi công đồ nội thất, cả 3 loại HDF, MDF, MFC sau khi thành phẩm có vẻ ngoài giống nhau, tuy nhiên cấu tạo bên trong chúng khác nhau.

Ảnh so sánh gỗ HDF và MDF, MFC
Ảnh so sánh gỗ HDF và MDF, MFC
 
Qua bảng so sánh gỗ mfc và hdf, mdf ta có thể thấy gỗ HDF có độ bền, độ cứng và an toàn cao nhất, đi cùng với đó là giá thành cũng cao nhất. Bởi vậy bạn nên cân nhắc khi lựa chọn làm đồ nội thất tránh lãng phí.
 
>>> Xem ngay chi tiết: Gỗ MDF là gì? ứng dụng gỗ MDF trong nội thất  để đưa ra quyết định lựa chọn gỗ mdf hay hdf


Gỗ HDF kết hợp với các vật liệu bề mặt khác nhau như thế nào để tạo thành phẩm?

Như đã trình bày ở trên, cốt gỗ HDF sẽ kết hợp cùng các loại vật liệu phủ bề mặt như Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer,… để tạo ra thành phẩm.

Gỗ HDF phủ Melamine

Gỗ HDF phủ Melamine chính là cốt gỗ HDF được phủ một lớp vật liệu bề mặt là Melamine để tạo thành phẩm, hiện nay có khoảng 300 màu melamine từ trơn như trắng, đen, xám,.. đến màu vân gỗ như sồi, tràm, óc chó, xoan đào,…. Có thể sử dụng để phủ trên cốt gỗ HDF.
 
 gỗ hdf phủ melamine

Gỗ HDF phủ Acrylic

Vật liệu phủ bề mặt Acrylic có tính bóng gương, khi được phủ lên các cốt gỗ như HDF, MDF, … để tạo ra thành phẩm sẽ toát lên một vẻ sang trọng, hiện đại trong không gian nó hiện diện. Acrylic cũng có màu sắc đa dạng, phong phú với hơn 100 mã màu từ trơn đến vân gỗ, thích hợp cho nhiều không gian sang trọng, bề thế theo kiểu hiện đại.
 
gỗ hdf phủ acrylic

Gỗ HDF phủ Laminate

Tương tự như các loại vật liệu khác gỗ HDF phủ Laminate được ứng dụng trong làm các sản phẩm nội thất, vật liệu Laminate cũng có màu sắc đa dạng tuy nhiên loại có tông xẫm tối được lựa chọn nhiều nhất bởi tính sang trọng. Một số ưu điểm của loại vật liệu này là khó bị trầy xước khi va đập mạnh, chịu ẩm và chống nước tốt.
 
 gỗ hdf phủ laminate

Gỗ HDF phủ Veneer

Veneer là vật liệu được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên thành những tấm từ 1dem đến 2ly, sau khi được lạng từ gỗ tự nhiên thành các tấm mỏng như vậy người ta sẽ dán chúng lên các cốt gỗ như HDF, MDF, … để tạo ra các sản phẩm nội thất.Do được lạng từ gỗ tự nhiên nên veneer giữ được màu và vân gỗ y như gỗ tự nhiên thật. Có rất nhiều loại veneer như veneer xoan đào, veneer sồi, veneer óc chó,….
 
gỗ hdf phủ veneer
 
Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất cả những kiến thức cần biết về gỗ HDF là gì, ứng dụng gỗ công nghiệp HDF trong làm nội thất, hy vọng bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết về loại vật liệu này. Tuy nhiên có rất nhiều loại vật liệu gỗ công nghiệp sử dụng làm nội thất với ưu điểm vượt trội chúng tôi nghĩ bạn nên xem toàn bộ các loại gỗ công nghiệp để lựa chọn cho mình loại phù hợp nhất cả về công năng lẫn giá thành.

Liên hệ ngay hotline 0906 133 999 để được tư vấn miễn phí và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi làm đồ nội thất

>>> Xem ngay: Tổng hợp các loại gỗ công nghiệp và so sánh giá từng loại để lựa chọn loại phù hợp nhất làm nội thất nhà mình.
 
noithattrevietnam.com

Các tin bài khác

Đối tác 02
Đối tác 03
Đối tác 04
Đối tác 05
Đối tác 06
Đối tác 07
Đối tác 08
Đối tác 09
Đối tác 01